KÍNH CHÀO QUÝ CHA,QUÝ THẦY, QUÍ HUYNH ĐỆ, QUÍ ÂN THÂN NHÂN
KÍNH CHÀO QUÝ CHA,QUÝ THẦY, QUÍ HUYNH ĐỆ, QUÍ ÂN THÂN NHÂN
KÍNH CHÀO QUÝ CHA,QUÝ THẦY, QUÍ HUYNH ĐỆ, QUÍ ÂN THÂN NHÂN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

KÍNH CHÀO QUÝ CHA,QUÝ THẦY, QUÍ HUYNH ĐỆ, QUÍ ÂN THÂN NHÂN

Đây là điều răn của Thầy: ANH EM HÃY THƯƠNG YÊU NHAU NHƯ THẦY ĐÃ YÊU ANH EM (Ga15,13)
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
 *AVE MARIA, gratia plena, Dominus tecum. Benedicta tu in mulieribus, et benedictus fructus ventris tui, Jesus. Sancta Maria, Mater Dei, ora pro nobis peccatoribus, nunc, et in hora mortis nostrae. Amen.

 

 Chiasẽ MỤCVỤ TRUYỀNGIÁO từ PARAGUAY (16)_NGHĨ VỀ NHỮNG NGƯỜI ĐÃ KHUẤT....-Lm.Trần Xuân Sang,SVD

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin

Admin


Tổng số bài gửi : 405
Age : 76
Đến từ : Buonmathuot
Registration date : 08/03/2008

Chiasẽ MỤCVỤ TRUYỀNGIÁO từ PARAGUAY (16)_NGHĨ VỀ NHỮNG NGƯỜI ĐÃ KHUẤT....-Lm.Trần Xuân Sang,SVD Empty
Bài gửiTiêu đề: Chiasẽ MỤCVỤ TRUYỀNGIÁO từ PARAGUAY (16)_NGHĨ VỀ NHỮNG NGƯỜI ĐÃ KHUẤT....-Lm.Trần Xuân Sang,SVD   Chiasẽ MỤCVỤ TRUYỀNGIÁO từ PARAGUAY (16)_NGHĨ VỀ NHỮNG NGƯỜI ĐÃ KHUẤT....-Lm.Trần Xuân Sang,SVD Icon_minitimeTue Nov 10, 2009 3:59 am

NGHĨ VỀ NHỮNG NGƯỜI ĐÃ KHUẤT NHÂN THÁNG CÁC ĐẲNG LINH HỒN


Có lẽ chẳng ai thích nghe nói đến những chuyện xui xẻo, nhất là chuyện bệnh tật và chết chóc. Tuy nhiên, dù muốn hay không chúng ta cũng phải chấp nhận rằng con người bản chất vốn mỏng dòn và dù có niềm tin hay không thì đều phải chấp nhận cái thực tại Sinh-Tử như người ta thường nói : Sinh-Lão-Bệnh-Tử. Chúng ta bước vào tháng 11, theo niềm tin Công giáo của chúng ta, đây là tháng giành riêng để tưởng nhớ và cầu nguyện cho những người đã khuất. Xin mạo muội chia sẻ một vài cảm nghĩ nhân tháng Các Đẳng Linh Hồn.
Trong những ngày Tu Nghị Tỉnh Dòng Ngôi Lời tại Paraguay vừa qua để chuẩn bị bầu bán Bề trên và các vị cố vấn Tỉnh Dòng nhiệm kỳ mới, một anh em linh mục người Paraguay tướng tá rất mập tròn khoẻ mạnh tự nhiên cảm thấy hơi choáng váng nên báo với các anh em xin chuyển đến bệnh viện ngay lập tức. Khi đến bệnh viện thì người anh em linh mục này đã bị dựt méo miệng, mất cảm giác hoàn toàn và trong trạng thái hôn mê. Bác sĩ chẩn đoán do cao huyết áp và bị strocke nên mới dẫn đến tình trạng này. Cũng may là đến bệnh viện kịp thời và được sự can thiệp của y khoa nên người anh em này đã được điều trị tốt dù đến giờ vẫn chưa nói được lời nào.
[You must be registered and logged in to see this link.]
[justify]Tôi muốn đưa ra một dẫn chứng cụ thế như thế để nói rằng Sinh-Lão-Bệnh-Tử là chuyện khó ai có thể đoán trước được. Có thể hôm nay chúng ta rất khoẻ mạnh nhưng chẳng biết ngày hôm sau chúng ta sẽ thế nào dù chúng ta có những dự định rất tốt đẹp cho tương lai. Nói dại như thế nhưng cũng là để cảnh báo cho những ai luôn tự hào cho rằng mình có thuốc cãi lão hoàn sinh, có bảo hiểm y tế tối tân, có một tài sản kết sù thì không sợ gì cái chết. Hãy nhìn cái gương trước mắt về ông vua nhạc Pop nổi tiếng thế giới Michael Jackson với đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, với tài sản kếch sù mà có mua được sự sống không? Ông ta đã đem được gì vào chiếc quan tài nhỏ bé của ông?
Tôi đã từng chứng kiến những cái chết oan uổng và bất ngờ của những anh em trong Dòng khi tôi còn ở Việt Nam và tại Paraguay này. Tôi cũng từng cử hành nhiều lễ an táng và làm phép xác cho đủ hạng người ở vùng đất truyền giáo này. Tựu trung một điều, đứng trước cái chết, con người đành bất lực, chỉ biết khóc, và… khóc. Nếu những người còn sống, những người thân và bè bạn có làm được gì cho người quá cố cũng chỉ biết tham dự lễ tiễn biệt, thắp lên những nén hương, dâng lên những lời cầu nguyện và hàng năm vào những ngày giỗ kỵ thì xin một thánh lễ cầu cho người đã khuất. Thế thôi!
Những người không có niềm tin thì cho rằng chết là hết. Còn đối với những người Công giáo chúng ta, thì chết chưa phải là hết nhưng là bắt đầu một cuộc sống mới như thánh Phaolô Tông Đồ đã nói. Bởi thế, tháng 11 là tháng giành riêng để cầu nguyện cho ngững người đã khuất, trong đó có những người thân yêu của chúng ta.
Khi còn học phổ thông trung học, tôi được học lớp chuyên và trong lớp tôi chỉ có tôi và một bạn học nữ (giờ đã kết hôn với một doanh nhân bên Phật) là người Công giáo. Mặc dù giữa chúng tôi không có những cuộc tranh luận gay gắt về tôn giáo nhưng cũng có những tranh cãi nho nhỏ về một số nghi thức kính nhớ tổ tiên. Những bạn học của tôi cho rằng người Công giáo quên mất cội nguồn và không biết kính nhớ những người đã khuất. Người bạn nữ Công giáo của tôi thì không bao giờ biểu lộ hay có phản ứng về những tranh luận về tôn giáo nên tôi phải đơn thương độc mã khẩu chiến với họ. Dĩ nhiên chẳng có bên nào thắng cuộc cả vì bên nào cũng có cái lý. Vì cũng chính nhờ những cuộc tranh luận thời học sinh ấy mà tôi cảm thấy “khôn ra” và quyết “nuôi hận” để trở thành một vị linh mục để sau này có dịp “rửa hận” với chúng bạn. Thế là là đã bước vào Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời và giờ đây dẫu không còn có thời gian và cơ hội để tranh luận với chúng bạn về đề tài tôn giáo và kính nhớ tổ tiến nhưng tôi được sống bên những người nghèo ở vùng truyền giáo để nói với họ về Chúa, về Các Thánh và về Các Linh Hồn. Chính nhờ được sống với những người dân chất phát ở đây mà mình có cơ hội được rong ruổi và chia sẻ những buồn vui trong sứ vụ truyền giáo và những ngày vừa qua tôi được dịp nói với họ về những người đã khuất.
[You must be registered and logged in to see this link.]
Trở lại câu chuyện về Tháng Các Đẳng Linh Hồn. Tôi thường nghe người người ta nói nghĩa tử là nghĩa tận. Một chị Việt Nam sống ở Paraguay gần 35 năm có một lần tâm sự với tôi rằng chị muốn về Việt Nam và được chết ở đó ấm cúng hơn, chứ ở bên này họ coi cái chết nhẹ quá. Ở đây nếu một người chết thì sau 24 giờ phải đem chôn giống như con gà, con vịt rồi thôi. Nếu may có linh mục gần đó thì ngài tới làm nghi thức an táng vì ở đây họ không có thói quen xin cử hành lễ an táng, chỉ có những nh6n vật quan trọng hay những người cộng tác viên của giáo xứ hay giáo điểm truyền giáo thì họ mới yêu cầu thánh lễ an táng. Tôi có nói đùa với chị rằng nếu làm đám tang lớn với biết bao người tham dự và ăn uống linh đình, rồi nợ một đống tiền so với đám tang nhỏ chỉ có lèo tèo vài người thì người chết có biết gì đâu! Chị ta cười và nói với tôi rằng chị thấy đám tang ở Việt Nam ấm cúng hơn, và cái chết của một người dù có nghèo mạt rệp vẫn đầy đủ kèn trống và được chôn cất tử tế. Điều này thì chị có lý. Tôi đã chứng kiến nhiều đám tang ở đây mà thấy mủi lòng cho thân phận làm người. Hai vị linh mục truyền giáo cùng Dòng với tôi qua đời đột ngột vào năm 2007 và 2008 mà đám tang trông thật giản dị cứ y như là đám tang của một em bé mới sinh vậy. Cũng một kiếp người mà ở nơi này khác, ở nơi kia lại khác nhau. Biết làm sao được vì đó là nét văn hoá riêng của mỗi vùng, mỗi dân tộc.
Sáng thứ Hai ngày 2 tháng 11 vừa qua là ngày lễ Các Đẳng Linh Hồn, tôi cùng những người dân chất phát hiệp dâng thánh lễ tại Nghĩa Trang để cầu cho các tín hữu đã qua đời. Người ta nói với tôi đây là lần đầu tiên họ tham dự thánh lễ ngoài nghĩa trang kể từ ngày tôi chuyển về đây vì trước đây các linh mục khác không bao giờ cửa hành như thế. Dù là buổi sáng thứ Hai với biết bao công việc đầu tuần và trời nóng oi bức với nhiệt độ 44 độ C, người ta cũng đã kéo đến nghĩa trang rất đông từ nhiều nơi khác nhau. Phóng viên truyền hình của thành phố cũng đến để phỏng vấn tôi và hỏi tôi về ý nghĩa của ngày cầu nguyện cho các linh hồn. Họ cũng hỏi tôi về cách thực hành đạo của người Công giáo Việt Nam nói riêng và của một số nước Á châu nói chung thế nào. Mặc dù không được chuẩn bị trước các câu hỏi nhưng tôi cũng cố gắng trả lời gói gọn trong 10 phút đồng hồ để họ hiểu biết thêm về ý nghĩa của tháng 11, tháng giành riêng để cầu nguyện cho các linh hồn. Ông Tỉnh trưởng sau khi họp bàn giao đầu tuần cũng vội vã đến tham dự thánh lễ và chính ông là người mang theo chiếc đàn ghi-ta để đệm các bài hát trong thánh lễ. Trong bài giảng lễ, tôi chia sẻ và nhắc nhở họ đến thân phận mỏng giòn của kiếp làm người và cố gắng thực thi các giới răn của Chúa vì “lời lãi được cả thế gian mà mất mạng sống thì có ích gì” (Xc. Mc 8,36). Những người dân chân quê thật thà chất phát đã khóc nhiều khi tôi gợi lại cho họ những điều đẹp đẽ mà những người thân của họ khi còn sống đã làm cho họ. Tôi cũng chia sẻ cho họ về giới răn thứ 4 là Thảo Kính Cha Mẹ không chỉ là khi còn sống mà khi cha mẹ và những người thân yêu đã qua đời thì chúng ta cũng phải tiếp tục thực thi bổn phận đó qua việc tham dự thánh lễ để cầu nguyện cho các linh hồn, viếng mộ và làm vệ sinh các phần mộ của những người đã khuất bởi vì các linh hồn không còn khả năng cầu nguyện sau khi họ đã lìa cõi đời. Sau thánh lễ, các bà goá chạy lại nói với tôi những lời nửa Guarani, nửa Tây Ban Nha “Pa’i, nde homilía iporã” (Cha ơi, bài giảng của cha hay quá!). Mấy bà goá thường tốt lành như vậy và cũng chính nhờ mấy bà goá mà cuộc sống của những linh mục được khích lệ thêm.
Nhiều người nói dân Nam Mỹ nói chung và dân Paraguay nói riêng chỉ giữ đạo qua các bí tích, nghĩa là đa số chỉ tham dự thánh lễ 3 lần trong đời là Rửa Tội, Rước Chúa Lần Đầu và Thêm Sức. Điều đó cũng đúng một phần vì trong những dịp lễ này người ta tham dự rất đông và sốt sắng; nhưng có lẽ vì ở đây thiếu nhân sự là các linh mục và tu sĩ nam nữ, thiếu sự hướng dẫn và huấn luyện đời sống tâm linh nên người ta không hiểu biết những điều họ làm. Thánh Kinh đã nói là nếu không biết mà làm thì không có tội. Quan sát những người dân những người dân chất phát ngây thơ ngồi bên bia mộ để than khóc người quá cố làm tôi chợt nhớ đến những người thân đã qua đời của tôi bên quê nhà và bỗng dưng những dòng lệ từ hai khoé mắt lại rơi xuống. Tôi vội lấy áo Alba lau nước mắt và thầm thĩ dâng lời cầu nguyện : Chúng con cậy vì Danh Chúa Nhân Từ cho Các Đẳng Linh Hồn được lên chốn nghỉ ngơi, hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen.
Paraguay, ngày 9 tháng 11 năm 2009 – Tháng Các Đẳng Linh Hồn
Lm. Trần Xuân Sang, SVD.

ĐƯỜNG DẪN LIÊN HỆ:
[You must be registered and logged in to see this link.]
Về Đầu Trang Go down
http://violet.vn/dohuu/
 
Chiasẽ MỤCVỤ TRUYỀNGIÁO từ PARAGUAY (16)_NGHĨ VỀ NHỮNG NGƯỜI ĐÃ KHUẤT....-Lm.Trần Xuân Sang,SVD
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Chiasẽ MỤCVỤ TRUYỀNGIÁO từ PARAGUAY (15)_NAM MỸ-TẢN MẠN MỘT CHUYẾN ĐI-Lm.Trần Xuân Sang,SVD
» Chiasẽ MỤCVỤ TRUYỀNGIÁO từ PARAGUAY (13)-TRUYỀN GIÁO THỜI CÚM HEO-Lm.TrầnXuânSang,SVD
» CHIA SẼ MỤCVỤ TRUYỀNGIÁO TỪ PARAGUAY (2)-LM TRẦN XUÂN SANG,SVD
» CHIA SẼ MỤCVỤ TRUYỀNGIÁO TỪ PARAGUAY (3)-LM TRẦN XUÂN SANG,SVD
» Chia sẽ MỤCVỤTRUYỀNGIÁO từ PARAGUAY(4)-LM Trần Xuân Sang,SVD

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
KÍNH CHÀO QUÝ CHA,QUÝ THẦY, QUÍ HUYNH ĐỆ, QUÍ ÂN THÂN NHÂN :: CHIA SẼ MỤC VỤ TRUYỀN GIÁO-
Chuyển đến