KÍNH CHÀO QUÝ CHA,QUÝ THẦY, QUÍ HUYNH ĐỆ, QUÍ ÂN THÂN NHÂN Đây là điều răn của Thầy: ANH EM HÃY THƯƠNG YÊU NHAU NHƯ THẦY ĐÃ YÊU ANH EM (Ga15,13) |
*AVE MARIA, gratia plena, Dominus tecum. Benedicta tu in mulieribus, et benedictus fructus ventris tui, Jesus.
Sancta Maria, Mater Dei, ora pro nobis peccatoribus, nunc, et in hora mortis nostrae. Amen.
|
|
| CÂY ĐA CỔ THỤ- NƠI QUÊ NGƯỜI: EX-FR. CHRISTOPHE - NGUYỄN NGỌC HÒANG | |
| | Tác giả | Thông điệp |
---|
Admin
Tổng số bài gửi : 405 Age : 76 Đến từ : Buonmathuot Registration date : 08/03/2008
| Tiêu đề: CÂY ĐA CỔ THỤ- NƠI QUÊ NGƯỜI: EX-FR. CHRISTOPHE - NGUYỄN NGỌC HÒANG Sat Jan 17, 2009 9:08 pm | |
| CÂY ĐA CỔ THỤ- NƠI QUÊ NGƯỜI ! Cùng qúy anh em CTS/GS/NL qúy mến ! Như Bình đã thông báo với anh em trước đây địa chỉ EMAIL :peternguyenhoang@gmail.com của Thầy : Christophe -Nguyễn Ngọc Hòang - Một cây cổ thụ Taru còn sót lại ở đất khách quê người - để anh em liên lạc với Thầy – nhưng có lẽ anh em còn “ ngại “, một phần vì cái tên mà chính Anh em chưa bao giờ nghe đến, một phần vì “ông cụ “đã sắp “ 8 bó “ , liệu có còn “ chơi “ với đám “ hậu sanh “ không! Nên anh em dè dặt là chuyện thường tình ! Nhưng, nghe và nghĩ vậy mà không phải vậy ! Qua sự giới thiệu của Thầy Bạch Mỹ - Bình đã “đánh bạo “ liên lạc với Thầy, bằng vài dòng thăm hỏi - về sức khỏe và thông báo với Thầy về chuyện anh em chúng minh đã hiệp ý cùng Dòng mừng thọ các Cha Thầy, ngòai 70 tuổi và “ Quà Giáng sinh “Đền Ân Đáp Nghĩa “ . Thật bất ngờ, từ vài dòng thăm hỏi đó, Thầy đã hồi âm ngay, nhận Bình và tất cả Anh Em Cựu Tu Sĩ Dòng Giuse – Ngôi lời là “ ANH EM MỘT NHÀ “ –Thầy cho phép Bình được chia sẻ với anh em những gì Thầy đã chia sẻ với Bình ! Thầy gởi cho chúng ta những gì Thầy đã viết, dịch, thu thập đưọc ….. Mong anh em đọc những dòng “ tâm sự “ Thầy viết cho Bình, như chính Thầy viết cho anh em vậy, mới cảm nhận được cái tình nghĩa, sự tin tưởng của những người con đã từng cùng : ĂN + Ở +HỌC HANH + CẦU NGUYỆN + SỰ GIÁO DỤC …..và CÙNG MỘT KHỞI ĐIỂM VÀO ĐỜI ! Thầy là bậc Thầy của những Người Thầy của chúng ta – nay đã luống tuổi, tai không còn nghe rõ - Thầy chỉ đọc được thư qua email, Thầy cần từng anh em chúng ta chia sẻ trao đổi : Trích thư Thầy : ….” Thân thăm anh Bình. Tôi là ex-Fr. Christophe, em của Fr. Vénard Nguyễn Đình Bá, cùng lớp khấn với Cha Clément Lưu Minh Hoàng, đã rời tu viện năm 1960 sau 18 năm, khấn tạm 9 năm và dừng bước trước khấn trọn đời. Nay tôi đã khá già (77 tuổi), tai gần điếc vì trước là sĩ quan Pháo binh 6 năm trên chiến trường Việt Nam, sang Mỹ cũng làm trên production floor ồn ào của Cessna và Boeing cho đến khi về hưu. Sức khỏe vẫn chưa tồi tệ vì ăn ngủ đều đặn tốt và bác sĩ chăm lo chu đáo. Đã nghỉ hưu 13 năm và vợ chồng cũng đã đi du lịch hằng năm ở nước ngoài Tôi vui mừng vì thấy anh em cựu tu sĩ Dòng thánh Giuse lớp trẻ ở Mỹ còn có liên lạc được nhiều với nhau qua e-mail và Internet. Hậu sinh khả úy, tôi tin tưởng ở anh em trẻ lắm. Trước kia, anh Quốc Kỳ ở Texas cũng có làm tờ báo liên lạc một lúc giữa anh em rồi sau tờ báo chấm dứt đi, nên không còn biết nhau nữa. Nay nhờ Internet để cho sự liên lạc dễ dàng và không tốn kém thì anh em biết nhau là đáng hoan nghênh lắm. Bây giờ thì tôi không còn hoạt động bên ngoài vì nặng tai làm trở ngại, chỉ còn ru rú trong nhà đọc sách vở (tôi đọc được 5 thứ tiếng: Việt, Anh, Pháp, chữ Hán và La tinh) và chơi computer thôi. Được website của anh em, tôi sẽ vui vẻ theo dõi……”… Và : Bình ơi. Tôi nay làm thân với Bình thì mừng lắm, vì tuổi già thời giờ rảnh rỗi quá nhiều mà ít có dịp dễ dàng liên lạc trao đổi ý kiến với bè bạn. Đa số bạn bè trẻ bận đi làm và lo gia đình, còn Bình thì cùng có gốc tu lại đã hưu, lại có mọi chuyện thuận lợi, con cái tài giỏi ở bên cạnh, chuyện gì chúng cũng giúp đỡ được. Vì thế, có thể tôi và Bình sẽ liên lạc nhiều mà trao đổi ý kiến.Sự học của tôi nhờ miệt mài tự tìm tòi qua sách vở. Có lẽ bây giờ về hưu, Bình cũng nên tự học thêm và ôn lại những cái đã học ngày xưa, vì nếu không nó sẽ lụn bại mất. From: <peter nguyen> peternguyenhoang@gmail.com Sent: Tuesday, January 06, 2009 11:55 AM To: do.v.binh@gmail.com Subject: thưThăm anh Bình. Tôi vui mừng gặp lại anh em dòng thánh Giuse. Lúc trước nhờ anh Kỳ ở Texas ra báo cho anh em, tôi cũng liên lạc được với bạn thân cũ ở Mỹ một dạo. Rồi sau đó báo chấm dứt. Thời gian dài dẵng trôi qua, sự liên lạc không không còn thông suốt nữa. Những bạn cũ như anh Berchman Trương Phúc Binh cùng lớp khấn với tôi và Cha Clément Lưu Minh Hoàng, anh Grégoire Trịnh Trung Bình và Pierre Nguyễn Đình Kim cùng nhập ngũ với tôi vào trường võ bị Thủ Đức, anh Louis Lê Quang Thinh đã cùng làm việc chung với tôi nhiều năm trong các xứ đạo. Anh Hương chắc cùng xấp sỉ lớp vói anh một lần có gọi nói chuyện điện thoại với tôi rồi nay không biết ở đâu. Những bài tôi gửi anh, anh có thể thông qua cho anh em mình xem chơi nếu anh thấy không trở ngại gì. Tôi làm việc cho USAID tại Sài Gòn 7 năm, lúc đó, tôi coi quỹ xây cất trường trại, tiền quỹ đến nhiều triệu đô la, và theo dõi du học sinh sang Mỹ học. Tôi giúp xây hơn 200 trường công giáo ở Sài Gòn và các tỉnh. Nhiều linh mục hay Sư huynh và Sơ đến với tôi rồi chuyền tin cho nhau, có khi vài người đến văn phòng gặp tôi và xin muốn gặp ông Hoàng, tôi bảo Hoàng là tôi đây, thế là mừng lắm và trình đơn cho tôi. Thường ngày tôi phải sang Bộ trưởng Giáo dục trên việc giấy tờ cũng như gặp nhiều hiệu trưởng Đại học nữa. Đang lúc thấy đời sống thoải mái, đùng một cái Việt Cộng xâm nhập Miền Nam, làm tôi mất nhà, mất đất dự trù xây nhà mới, mất cổ phần hùn ở trung tâm giải trí trẻ em trong Vườn Bách Thảo, tiền ký thác nhà băng cũng không rút ra được, vì chỉ có nửa giờ để vào Tân Sơn Nhất đi sang Mỹ. Cũng không may, Việt Cộng đã pháo kích phi trường làm hỏng phi đạo, cho nên còn chờ trực thăng chuyển ra Hạm đội 7, lênh đênh trên biển 4 ngày mới đến Phi Luật Tân, rồi sang đảo Wake một tháng nữa mới sang lục địa Mỹ được. Gia đình tôi được đưa về La Crosse, WIisconsin lao động với lương tối thiểu trong nhà in nhỏ của bệnh viện Công giáo, cố gắng đi học thêm. Người Việt ở đây chỉ vỏn vẹn 70 người lớn bé, nhiều người đã sang ở trước 1975. Sau 3 năm, tôi bắt liên lạc được với gia đình em vợ rồi dời về Wichita năm 1978 cho ấm áp hơn và việc làm khá lương hơn. Người Việt Nam sau này nhờ có người quen trước chỉ dẫn cho nên mau tìm kế sinh nhai tốt và con cháu dễ học hành thành tài, chứ lúc đầu, người Mỹ ghét chiến tranh Việt Nam và khinh dể người tỵ nạn ra mặt, ai cũng khó khăn cả.
Vì rời Việt Nam cấp tốc không kịp chuẩn bị được gì, qua Mỹ họ không thừa nhận chút gì về học vấn và kinh nghiệm của mình, nên khó tìm việc lắm. Vì biết tiếng Anh sẵn, tôi phải đi làm ngay chứ không về lãnh trợ cấp của chính phủ. Ở Wichita, nhờ làm việc cho Cessna va Boeing, nên tôi quyết xây dựng gia đình và học vấn của hai đứa con. Vợ chồng tôi đã gần 50, chúng tôi đành quên mình, gồng hết sức góp hết tiền bạc cho con trai đi học MIT và con gái học ở Duke tốn kém rất cao. Nhiều người Mỹ giàu có cũng không dám liều mạng như tôi. Ngày nay, chúng học thành tài, lập gia đình đàng hoàng rồi, chúng nghĩ đến công ơn cha mẹ, cho nên con trai tôi mua nhà rộng đẹp cho cha mẹ hưởng tuổi già. Chúng tôi vẫn muốn ở Wichita vì không lạnh và chật chội như Boston nơi chúng có việc làm tốt, và có nhiều bạn bè ở đây hơn, lại đời sống yên tịnh và ít tốn kém. Như anh cũng hiểu, phong tục Mỹ khác với Việt Nam, và chúng tôi có dâu rể Mỹ, nên chúng tôi không hề tìm biết đến tiền bạc hay đồng lương của chúng, thích sống riêng rẽ (tôi luôn luôn chủ trương như thế để tránh những va chạm lặt vặt đưa đến xung kích có thể xảy ra về sau. Chúng tôi sống đạm bạc, ăn lương chính phủ (Social Security), và chút ít ỏi tiền Savings còn lại. Nhưng hàng năm, con trai tôi khuyến khích và giúp tiền để chúng tôi du lịch ngoại quốc cho vui vẻ tuổi già. Chúng tôi thăm viếng hầu hết các nước Âu Châu, Canada, Mexico và Trung Hoa. Có về tham quan Miền Bắc Việt Nam một lần và một lần nữa thăm bà già vợ sắp chết. Chúng tôi không còn nghĩ về Việt Nam lúc này nữa vì quá xa, không ngồi máy bay nổi 17 tiếng đồng hồ với tuổi già và sức yếu. Tôi thương hại cho anh phải ở tù Cộng sản lâu, và mất hết của cải. Phần tôi quê Bình Định đã trải qua 9 năm Việt Minh, nên hiểu sự dã man của Cộng sản. Bề trên Dòng André Phùng Điểm, Cha Dominique Hà Long Ẩn, và anh Jules Ngọc Châu đã bị ở tù lúc đó. Cuộc đời tôi hầu như tràn đầy phép lạ Chúa ban, cho nên tôi vẫn biết cám ơn Người và cố gắng sống trung thành với Người. Tôi kỳ vọng rằng anh em chúng ta cũng cố gắng như thế bất cứ ở nơi nào hay dưới màu áo nào. Thư đã khá dài, tôi chấm dứt nơi đây, hẹn sẽ còn liên lạc với anh em mình nữa. (Còn tiếp )
NGUỒN:http://cgnl-nn.com/forum/viewtopic.php?f=36&t=632&sid=a5896b3761b367f30c09e9c33702e3a4 | |
| | | Admin
Tổng số bài gửi : 405 Age : 76 Đến từ : Buonmathuot Registration date : 08/03/2008
| Tiêu đề: Re: CÂY ĐA CỔ THỤ- NƠI QUÊ NGƯỜI: EX-FR. CHRISTOPHE - NGUYỄN NGỌC HÒANG Mon Jan 19, 2009 2:07 pm | |
| XIN CHIA SẺ CÙNG ANH EM VÀ ... NHỮNG KINH NGHIỆM " THÍCH NGHI " ! Tiêu đề do Quangnam đặt From: peter nguyen mailto:peternguyenhoang@gmail.com Sent: Wednesday, January 07, 2009 12:00 PM To: do.v.binh Subject: thư
Thấy Bình ở Ohio với cộng đoàn Việt Nam nhỏ bé mà xây dựng được nhà thờ và xứ đạo độc lập, thật quá giỏi. Bình chắc tham gia ban chấp hành xứ đạo và hoạt động ở nhà thờ nhiều lắm. Wichita là thành phố lớn nhất tiểu bang Kansas (400.000 dân), và nhờ có 4 hảng chế tạo máy bay (Air Capital of the World), đồng ruộng mênh mông (vựa lúa của Hoa Kỳ, nuôi bò cũng nhiều, hảng làm thịt bò ở Garden City kể vào hạng lớn nhất thế giới, có nhiều người Việt và Mễ ít học làm ở đây. Ở đây còn có hảng Koch khá thịnh, các hảng Pizza Hut và Coleman cũng gốc tại đây nhưng đã dời trụ sở chính đi rồi. Đây là vùng canh nông, đời sống mộc mạc, hơi buồn, khí hậu vì ở trung tâm châu Bắc Mỹ nên nóng lạnh thay đổi đột ngột lại có tornado nữa. Người Việt Nam ở đây khoảng 9, 10 ngàn, làm ăn khá lắm, học hành khả quan. Cộng đoàn Công giáo khoảng 1000 gia đình. Lúc đầu, cộng đoàn dùng nhờ nhà thờ Mỹ và địa phận tìm một linh mục Việt Nam đến làm lễ Chúa nhật đầu tháng. Kế đến có Cha N.H.T. đến giúp một thời gian, rồi đi xuống Texas. Cha H., trước học xong Đại Chủng viện Đà Lạt sang đây tu nghiệp lại rồi được phong chức thay Cha T.. Nhưng Cha H. còn nhiễm phong tục Việt Nam, khó tính và độc đoán, kém hiểu biết người và đối xử vụng về. Địa phận cho người Việt Nam sử dụng nhà thờ St. Anthony (do người Đức di dân xây nhỏ nhưng rất đẹp, là di tích lịch sử của thành phố), vì giáo dân Mỹ còn quá ít. Cha H. coi cộng đoàn công giáo cho đến bây giờ, nên cộng đoàn chia rẽ nặng. Tiếp theo có Cha Q.T.B. còn trẻ, học chủng viện Mỹ, được phong chức và làm phó xứ Mỹ, rồi làm chánh xứ Mỹ. Hai Cha không giống tính và cách giao tế nên không hợp nhau. Giáo dân nhiều người thương mến cảm phục Cha B. nhiều. Cha B. rất thông minh, hiếu học, có nói với tôi rằng một linh mục triều cũng phải học hỏi thêm môn học đời cho rộng kiến thức và biết quản trị đẹp. Cha muốn học thêm về quản trị và kinh tế để sau này có thể về giúp Giáo Hội và đất nước Việt Nam. Cha cũng cũng ngán coi sóc người Mỹ vì qua tòa giải tội Cha thấy luân lý họ suy đồi về sex đáng sợ, lại khó khăn với Cha H.. May gặp một linh mục Mỹ Dòng Thánh Linh. Cha này đang cần tìm một người Việt Nam nhập Dòng để sẽ điều khiển miền Á Châu. Thấy Cha B. thông minh và mộng đẹp, liền mời Cha B. chuyển sang Dòng. Thế là Cha xin phép Giám mục nhập Thánh Linh, có sang Đài Loan học tiếng Trung Hoa một vài năm, nay Cha đang ở Texas, chiêu dụ ơn gọi Việt Nam cho Dòng Thánh Linh. Tiếp theo có Cha N.Đ.C. còn trẻ, tính cũng không hợp với Cha H., nên Cha xin chuyển về Địa phận Orange bên California ở gần cha mẹ. Bây giờ có hai Cha Việt Nam khác, Cha N.T.H và N.M.N., coi xứ Mỹ miền quê, cũng không hợp tính với Cha H., tuy Cha H. cũng phục sự hiểu biết rộng rãi và tinh thần tận tụy. Tôi chỉ chuyên về thiêng liêng thôi. Vì vậy mà nhân sự ở Wichita nhiều nhưng còn gặp nhiều khó khăn trong cộng đoàn. Tôi làm việc cho cộng đoàn cũng không thoải mái lắm, nhưng mình nghĩ cần làm việc cho Chúa và cộng đoàn hơn là cá nhân, vẫn tiếp tục cho đến ngoài 70. Tôi ước mong anh em cựu tu sĩ mình hãy hết sức phục vụ cho nước Chúa vì Người đã thương cho chúng ta có được sự đào tạo đặc biệt trong tu viện. Nhưng qua nhiều kinh nghiệm làm việc lâu dài với các linh mục, tôi nhắn nhủ anh em là hãy khôn ngoan, nhẫn nhục để giúp ích cho Giáo Hội. Về điểm này, tôi sẽ còn có dịp chia sẻ với anh em sau. Chúc anh em và gia đình được Chúa chúc lành cho luôn mãi. T.B. Những email tôi gửi anh nhiều khi là chuyện thân mật giữa thầy trò, có thể có phần đưa và Forum được nhưng cũng có phần nên thận trọng vì sợ hiểu lầm. Anh cũng đã có tuổi và khôn ngoan, anh có thể cắt xén theo anh nghĩ khi muốn thông qua cho một số anh em. Tôi kèm theo đây vài bài tôi viết khi mới sang Mỹ. Tôi không có dịp may mắn học được nhiều như anh em,nên cái gì cũng xoàng xoàng thôi. Suy nghĩ của Quangnam : Đây là những kinh nghiệm "qúy báu" cho những đấng bậc tu trì muốn " tiến thân " để phục vụ Giáo hội Việt Nam - khi có cơ hội - Hội nhập vào Xã Hội Văn Minh + Tự do + Bình đẳng này ! :Learning.gif: WHO AM I? PETER NGUYEN
I am Peter Nguyen, a refugee from Vietnam coming to the United States of America in 1975 after my country had fallen entirely to the communist regime. The very complicated circumstances which have befallen my country had greatly affected my life and caused my leaving the fatherland. I was born in 1931, and my childhood had been under the French influence. I followed the French education as my country was then under the French domination, and I received a very good formation in my tender years from a catholic institution. During World War II, the Japanese conquered Vietnam, but their defeat in 1945 by the Allied Forces liberated Vietnam. Shortly after, the French-Indochinese War broke out and lasted until the Geneva Accords of 1954 which divided Vietnam into two parts: North Vietnam under communist regime, and South Vietnam influenced by the Free World. The communist regime of the North, supported by the Soviet Union and China, soon staged another war which plagued South Vietnam by their violent terrorism. The United States was involved in this war as supporter of the free regime of the Republic of South Vietnam. Finally, with vacillating support from the United States, South Vietnam was defeated, and more than 100,000 Vietnamese, including my family, were obliged to leave the country in search for freedom. Why did I leave Vietnam? It is difficult for an Oriental to leave the fatherland because Orientals are greatly influenced by the Confucian teachings which bind the people to their extended families and to the land. My early French education could not uproot me from the Confucian background. During the French-Indochinese War (1945-1954), I experienced life with the communist regime, and I found it very oppressive mostly in respect to religions. I am a catholic, and had lived eighteen years in a religious congregation which trained me to be an educator, a target for the communist persecution. Later, I served six years as an artillery officer in the Armed Forces of South Vietnam. Subsequently, I was employed for seven years at the American Embassy in Saigon, the capital of South Vietnam. The communists would label my past activities as of an enemy of the nation. I knew if I stayed in Saigon after the communist victory, I surely would be in much danger with the new regime. I would probably be in a concentration camp and cast out of society forever. How could my family live without me, and how could I care for my children that are so dear to me? I knew also that I must leave my country with empty hands, all the possessions accumulated during the years would vanish. I would have to start life again in a new country where everything is alien to me. Past life weighed on me, and I was reluctant to throw it away. How could I decide when I was caught between two equivalent contrary forces? With tears, I chose liberty and a better future for my children. A new life begins with me in my awkward situation. Young people are inflated with great ambitions and dreams. I feel rather old; strength has declined within me. Difficulties in the new life are abundant: inadequacy of communication skills, non-acceptance of my past credentials by the American standards, difference in style of life and mentality. But the Orientals are used to appreciate the fruits of their patience. I cannot be discouraged. I resolve to accept hardships in my new life because I must attain my noble aim: to secure for my children a good education and a good preparation for their honorable life in the future. My personal life may be austere and stoical, but my sacrifices will serve a great cause. Pure love within the family is the noblest sentiment where a man can show his dignity. The spiritual pleasure of a man fulfilling his duties will be a reward for all his sacrifices. :Xem them: ĐỐ VUI CÓ THƯỞNG !!!
XIN CHO BIẾT TÊN HỌ : "HÒANG " ĐẾ VÀ "HÒANG" HẬU NÀO ( ảnh ) ĐÃ CAI TRỊ BỌN TÀU PHÙ BẮC KINH - CHỐNG LẠI SÁCH LƯỢC CỦA TÀU CỘNG : DÀNH ĐẤT- LẤN BIỂN - CHIẾM ĐẢO - CỦA VIỆTNAM ?
NGUỒN: http://cgnl-nn.com/forum/viewtopic.php?f=36&t=632&sid=a5896b3761b367f30c09e9c33702e3a4 | |
| | | Admin
Tổng số bài gửi : 405 Age : 76 Đến từ : Buonmathuot Registration date : 08/03/2008
| Tiêu đề: Re: CÂY ĐA CỔ THỤ- NƠI QUÊ NGƯỜI: EX-FR. CHRISTOPHE - NGUYỄN NGỌC HÒANG Mon Jan 19, 2009 2:46 pm | |
| Giải thưởng : Ex Fr. Christophe sẽ làm mai cho vị nào luống tuổi + độc thân + mồ côi vợ ...+ gân cốt khỏe - chịu khó đọc và post bài cho : http://www.cgnl-nn.com - & - https://huynhde-cuunlgiuse.forumvi.com/forum.htm - hoặc https://huynhde-cuunlgiuse.forumvi.com/forum-f6/ =>làm chồng của Nữ Tỳ nhà vua trong hình !!! Sự phụ thưởng thế nầy thì thiệt thòi cho đám Taru "sồn sồn" chúng sinh wá !?! Chính con đây cũng luống tuổi....gân cốt còn rất, rất, rất... khoẻ mà lại chịu khó đọc và post bài cho các "RUM".... muốn đăng ký dự thi "làm chồng các Nữ Tỳ nhà vua trong hình.." thì đành ra rìa ngồi chơi xơi nước sao?!? hu..hu..hu.!! :boy_xmen: | |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: CÂY ĐA CỔ THỤ- NƠI QUÊ NGƯỜI: EX-FR. CHRISTOPHE - NGUYỄN NGỌC HÒANG | |
| |
| | | | CÂY ĐA CỔ THỤ- NƠI QUÊ NGƯỜI: EX-FR. CHRISTOPHE - NGUYỄN NGỌC HÒANG | |
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
Similar topics | |
|
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |
|