KÍNH CHÀO QUÝ CHA,QUÝ THẦY, QUÍ HUYNH ĐỆ, QUÍ ÂN THÂN NHÂN
KÍNH CHÀO QUÝ CHA,QUÝ THẦY, QUÍ HUYNH ĐỆ, QUÍ ÂN THÂN NHÂN
KÍNH CHÀO QUÝ CHA,QUÝ THẦY, QUÍ HUYNH ĐỆ, QUÍ ÂN THÂN NHÂN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

KÍNH CHÀO QUÝ CHA,QUÝ THẦY, QUÍ HUYNH ĐỆ, QUÍ ÂN THÂN NHÂN

Đây là điều răn của Thầy: ANH EM HÃY THƯƠNG YÊU NHAU NHƯ THẦY ĐÃ YÊU ANH EM (Ga15,13)
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
 *AVE MARIA, gratia plena, Dominus tecum. Benedicta tu in mulieribus, et benedictus fructus ventris tui, Jesus. Sancta Maria, Mater Dei, ora pro nobis peccatoribus, nunc, et in hora mortis nostrae. Amen.

 

 Chia sẽ MỤC VỤ TRUYỀN GIÁO từ PARAGUAY (6)-Nụ hôn truyền giáo-Lm.Trần Xuân Sang,SVD

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin

Admin


Tổng số bài gửi : 405
Age : 76
Đến từ : Buonmathuot
Registration date : 08/03/2008

Chia sẽ MỤC VỤ TRUYỀN GIÁO từ PARAGUAY (6)-Nụ hôn truyền giáo-Lm.Trần Xuân Sang,SVD Empty
Bài gửiTiêu đề: Chia sẽ MỤC VỤ TRUYỀN GIÁO từ PARAGUAY (6)-Nụ hôn truyền giáo-Lm.Trần Xuân Sang,SVD   Chia sẽ MỤC VỤ TRUYỀN GIÁO từ PARAGUAY (6)-Nụ hôn truyền giáo-Lm.Trần Xuân Sang,SVD Icon_minitimeMon Nov 24, 2008 10:54 pm

PARAGUAY - NỤ HÔN XỨ TRUYỀN GIÁO

Nụ hôn xứ truyền giáo
Tôi đã từng chia sẻ vài nét văn hóa của người Paraguay trong đó có một nét văn hóa chào hỏi thật đặc biệt là hôn nhau hình tam giác. Có người email hỏi tôi rằng hôn nhau hình tam giác là hôn thế nào! Xin chia sẻ thêm một tý để quí vị hiểu rõ về một tý văn hóa xã giao của người dân vùng Nam Mỹ này.
Paraguay là một quốc gia có nhiều sắc dân sinh sống nên họ cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều về văn hóa và truyền thống của các dân tộc khác. Người Chile và người Argentina khi chào hỏi nhau thường hôn áp má một cái. Người Paraguay thì chào nhau và hôn áp má nhau hai cái thật kêu, còn người Brazil thì hôn áp má ba lần khi chào nhau. Tuy nhiên, người Paraguay rất chuộng và “sính” người Brazil nên giới trẻ thường kết hôn với người Brazil và bắt chước văn hóa xã giao của người Brazil nên khi chào hỏi nhau giới trẻ rất thích hôn áp má ba lần (hôn bên phải, hôn bên trái rồi lại hôn bên phải) với tiếng kêu ‘chích, chích’ nên gọi là hôn hình tam giác. Kiểu chào hỏi xã giao này đã đi vào nét văn hóa đặc trưng của người dân vùng Nam Mỹ và là một nét văn hóa đẹp trong giao tiếp.

[You must be registered and logged in to see this link.]

Khi từ bệnh viện trở lại giáo xứ, tôi được các bà góa và các cụ bà chạy đến viếng thăm và cũng ôm hôn thật đằm thắm như người thân yêu từ xa trở về. Thật cảm động khi mấy cụ bà không còn cái răng nào chạy đến thăm hỏi và ôm hôn tôi thắm thiết như hôn một người yêu! Khi tôi trở lại các giáo điểm để dâng thánh lễ và ban các bí tích thì họ mừng như người yêu lâu rồi mới gặp lại. Họ choàng vai, ôm hôn và hỏi chuyện ríu rít. Thế mới biết người dân nông thôn sống có tình và yêu quí người mục tử của họ thế nào. Tôi cũng thầm mừng vì ít ra mình cũng được người ta thương mến và nếu lỡ có chết đi thì cũng có người thắp hương cầu nguyện!
Người dân Paraguay có thể ví như người dân miền Tây Nam Bộ ở Việt Nam. Họ thật thà, chất phát và không bao giờ than van dù trong nhà chẳng có gì. Có lẽ vùng đất tạo nên tính đặc thù của mỗi dân tộc và do đó ta khó có thể trách cứ tại sao họ lại như vậy. Người dân miền Tây Nam Bộ Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi cho một vùng đất trù phú nên họ sống rất bình thản và không cần ra công khó nhọc làm ăn như những người dân ở các vùng khác. Người dân Paraguay cũng vậy. Họ sống
rất tàn tàn vì đất đai màu mỡ, chỉ cần gieo vài hạt giống xuống là tự nhiên nó mọc lên rồi đến mùa thu họach. Nhà cửa họ làm rất sơ sài và chỉ đặt vài ba cái giường để ngủ là đủ. Họ chẳng cần dự trữ của cải hay tiền bạc và sống triệt để theo lời Chúa dạy theo nghĩa đen “ngày mai lo cho ngày mai…”. Trong nhà họ có hai thứ không thể thiếu là trà để uống Mate hay Terere và muối để ăn với khoai mì. Khách đến nhà thì chế biến ngay món trà Terere và tất cả mọi người quây quần bên nhau để tán gẫu. Đói thì ra ngay sau vườn nhổ vài bụi khoai mì rồi gọt, rửa và nấu lên để ăn cho qua ngày. Nếu chúng ta có hỏi họ cuộc sống thế nào thì đều được nghe câu trả lời là “Bien (tốt)” dù trong nhà chẳng có gì cả.

[You must be registered and logged in to see this link.]

Cuộc sống bình thản của người Paraguay khiến họ trở nên chậm tiến so với các quốc gia láng giềng và với những sắc tộc đang sống chung trong đất nước này. Nếu một ngày nào đó họ biết mở mang và thay đổi não trạng với những hủ tục thâm căn cố đế thì may ra đất nước này mới phát triển và sánh vai cùng với các quốc gia phát triển trong khu vực.

Kinh lý tổng quyền
Theo thông lệ của Nhà Dòng chúng tôi thì cứ 5 năm một lần, các vị bề trên thượng cấp hay các vị cố vấn tổng quyền có trụ sở tại Rôma phân công nhau để thăm các Tỉnh Dòng trên thế giới nơi có các tu sĩ Dòng Ngôi Lời đang phục vụ để thông tri những tin tức và đường hướng của Dòng, đồng thời cũng để lắng nghe ý kiến của các tu sĩ đang làm việc truyền giáo.

[You must be registered and logged in to see this link.]

Tỉnh Dòng Ngôi Lời Paraguay của chúng tôi lần này có một vị cố vấn của tổng quyền người Argentina đến viếng thăm và lưu lại Paraguay gần 1 tháng để gặp gỡ và đối thọai với các tu sĩ truyền giáo của Dòng. Vị kinh lý tổng quyền lần này đã từng du học ở Pháp và Mỹ, từng làm việc ở Togo, Brazil và nhiều nước trên thế giới nên rất thông thạo tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý và Đức. Bởi thế anh em tu sĩ chúng tôi không gặp khó khăn trong việc trao đổi và không cần thông dịch viên trong các cuộc họp. Vị kinh lý tổng quyền đã đi thăm hầu như tất cả các vùng truyền giáo của Dòng Ngôi Lời tại Paraguay để nắm rõ tình hình và hiệp thông với anh em tu sĩ truyền giáo.
Vào những ngày cuối trước khi trở về Rôma sau chuyến thăm viếng mục vụ, tỉnh Dòng chúng tôi tại Paraguay đã có cuộc họp qui tụ hầu hết các tu sĩ truyền giáo của Dòng đến từ 30 quốc gia trên thế giới để giải quyết vấn đề sống còn của Tỉnh Dòng và đặc biệt cũng đề cập đến vấn đề khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động mạnh đến đời sống của anh em trên thế giới nói chung và anh em nơi vùng truyền giáo nói riêng. Vị kinh lý tổng quyền của chúng tôi đã chia sẻ cho anh em biết về tình hình của Dòng Mẹ Ngôi Lời tại kinh đô Rôma cũng như các tỉnh Dòng và miền Dòng trên thế giới sau những biến động về khủng hoảng tài chính và chính trị. Anh em chúng tôi cũng có dịp thảo luận những đường hướng mục vụ và sự sống còn của tỉnh Dòng sau những biến chuyển của thời cuộc để rút ra những kinh nghiệm cho đời sống mục vụ truyền giáo. Các nhà truyền giáo đến từ Đức, Ba Lan, Thụy Sĩ và vùng Phi châu rất tích cực trong việc đóng góp ý kiến trong khi các nhà truyền giáo đến từ Á Châu và Nam Mỹ có vẻ thụ động hơn. Những cuộc tranh luận sôi nổi về đường hướng mục vụ cũng được các nhà truyền giáo khai thác triệt để, nhất là việc bảo tồn văn hóa của người thổ dân. Trong những lúc giải trí và các bữa ăn huynh đệ, anh em chúng tôi cũng đưa ra những đề tài chính trị vui về chiến thắng của người Mỹ gốc phi đầu tiên sẽ làm tổng thống nước Mỹ vào tháng Giêng 2009 sắp tới. Vị Tu huynh người Mỹ và các tu sĩ người Kenya – đồng hương của tân tổng thống Mỹ Obama luôn bị chúng tôi trêu chọc rằng một ngày nào đó nước Mỹ sẽ trở thành một đất nước Hồi giáo vì bố của tân tổng thống Obama là một tín đồ Hồi giáo! Các anh em đồng hương của các nước được dịp nói chuyện với nhau bằng chính ngôn ngữ của mình trong dịp này.

[You must be registered and logged in to see this link.]

Hôm nay là ngày lễ Chúa Kitô, Vua vũ trụ. Sáng nay khi chuẩn bị dâng thánh lễ thì được cha bề trên giám tỉnh báo tin một anh em linh mục cùng Dòng người Úc đã được Chúa gọi về. Vị linh mục này có công rất lớn trong việc biên soạn từ điển Tây Ban Nha-Guarani và đã làm việc ở Paraguay trên 30 năm. Cách đây hơn 1 tháng ngài lâm bệnh và dự định trong tháng 12 sẽ đi dưỡng bệnh ở Úc, quê hương của ngài. Nhưng ý Chúa nhiệm mầu, Chúa không cho linh mục này về lại quê hương mà cho nhập tịch ngay trong vương quốc của Người trong chính ngày lễ tôn vinh Người. Số phận của các nhà truyền giáo là thế đó vì cách đây 1 năm, cũng đúng vào ngày lễ này, một anh em linh mục cùng Dòng khi chuẩn bị dâng thánh lễ lúc 8 giờ sáng thì lúc 7 giờ Chúa đã gọi ngài về để hưởng vinh phúc. Chúng con cậy vì danh Chúa nhân từ, cho các anh em truyền giáo chúng con đã bỏ mình nơi đất khách sớm được hưởng hạnh phúc trước tôn nhan Chúa. Amen.


Paraguay 23/11/2008, Lễ Chúa Kitô Vua
Lm. Trần Xuân Sang, SVD.
Về Đầu Trang Go down
http://violet.vn/dohuu/
 
Chia sẽ MỤC VỤ TRUYỀN GIÁO từ PARAGUAY (6)-Nụ hôn truyền giáo-Lm.Trần Xuân Sang,SVD
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Chia sẽ MỤC VỤ TRUYỀN GIÁO từ PARAGUAY (8)-MÙA NOEL VÙNG TRUYỀN GIÁO-Lm.Trần Xuân Sang,SVD
» Chia sẽ MỤC VỤ TRUYỀN GIÁO từ PARAGUAY (9)-MÙA NOEL VÙNG TRUYỀN GIÁO-Lm.Trần Xuân Sang,SVD
»  Chia sẽ MỤC VỤ TRUYỀN GIÁO TỪ PARAGUAY:TẢN MẠN THÁNG MÂN CÔI VÀ TRUYỀN GIÁO -Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD (34)
» Chia sẽ MỤC VỤ TRUYỀN GIÁO từ PARAGUAY (10)-MỘT THÁCH ĐỐ MỚI NƠI XỨ TRUYỀN GIÁO-Lm.Trần Xuân Sang,SVD
» Chia sẽ MỤC VỤ TRUYỀN GIÁO từ PARAGUAY (12)-TRUYỀN GIÁO Ở CÁC CỘNG ĐỒNG ĐA VĂN HOÁ-Lm.Trần Xuân Sang,SVD

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
KÍNH CHÀO QUÝ CHA,QUÝ THẦY, QUÍ HUYNH ĐỆ, QUÍ ÂN THÂN NHÂN :: CHIA SẼ MỤC VỤ TRUYỀN GIÁO-
Chuyển đến