KÍNH CHÀO QUÝ CHA,QUÝ THẦY, QUÍ HUYNH ĐỆ, QUÍ ÂN THÂN NHÂN
KÍNH CHÀO QUÝ CHA,QUÝ THẦY, QUÍ HUYNH ĐỆ, QUÍ ÂN THÂN NHÂN
KÍNH CHÀO QUÝ CHA,QUÝ THẦY, QUÍ HUYNH ĐỆ, QUÍ ÂN THÂN NHÂN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

KÍNH CHÀO QUÝ CHA,QUÝ THẦY, QUÍ HUYNH ĐỆ, QUÍ ÂN THÂN NHÂN

Đây là điều răn của Thầy: ANH EM HÃY THƯƠNG YÊU NHAU NHƯ THẦY ĐÃ YÊU ANH EM (Ga15,13)
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
 *AVE MARIA, gratia plena, Dominus tecum. Benedicta tu in mulieribus, et benedictus fructus ventris tui, Jesus. Sancta Maria, Mater Dei, ora pro nobis peccatoribus, nunc, et in hora mortis nostrae. Amen.

 

 Té ngã ở người cao tuổi.

Go down 
Tác giảThông điệp
Bob HaiVu,MD
Pauldoright
Bob HaiVu,MD


Tổng số bài gửi : 75
Age : 73
Đến từ : Sai Gon
Registration date : 22/05/2008

Té ngã ở người cao tuổi. Empty
Bài gửiTiêu đề: Té ngã ở người cao tuổi.   Té ngã ở người cao tuổi. Icon_minitimeWed Jul 09, 2008 6:29 pm

Té ngã ở người cao tuổi.
Monday, June 30, 2008
Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng
Mục này chỉ nhằm giải đáp các thắc mắc về sức khỏe có tính cách tổng quát. Cho các vấn đề cụ thể, chi tiết, của từng bệnh nhân, xin liên lạc trực tiếp với bác sĩ để được thăm khám trực tiếp.

Hỏi:
Mẹ tôi năm nay đã 68 tuổi. Trong vòng vài tháng nay, cụ đã bị té vài ba lần, may là không bị gãy xương hay xảy ra chuyện gì trầm trọng. Thế nhưng tôi sợ quá, không lẽ phải canh chừng cụ suốt ngày. Có cách gì để phòng các sự té ngã này không?
(bà Ngọc, bà Lang, ông Tín, ông Tám - các câu hỏi tương tự)

Ðáp:
Té ngã rất thường xảy ra ở người lớn tuổi, tỉ lệ và độ trầm trọng của té ngã tăng lên từ từ bắt đầu từ tuổi 60. Ở Hoa Kỳ, mỗi năm có một phần ba những người từ 65 tuổi trở lên bị té, tỉ lệ này càng cao hơn sau tuổi 75.
Ðiều quan trọng là ở người cao tuổi, té thường gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn như gãy xương, và khi phải nằm liệt giường, các hậu quả tiếp theo về tâm thần cũng như thể chất cũng trầm trọng hơn ở người trẻ rất nhiều. Khoảng năm phần trăm những người cao tuổi bị té cần phải nhập viện. Người lớn tuổi bị té thường mất tự tin, làm cho họ giảm các hoạt động thể lực cần thiết và càng suy yếu hơn, cũng như bị cách ly hơn về mặt xã hội, càng yếu hơn và dễ bị chết sớm.
Ðể phòng té ngã, ta cần biết các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ làm cho người lớn tuổi dễ bị té để tránh nó.
Người càng cao tuổi, nói chung càng dễ bị té hơn vì:
- Các thay đổi của cơ thể do tuổi tác. Ở người lớn tuổi, phản ứng của cơ thể thường chậm lại, ví dụ như sự điều hòa của huyết áp. Ở người trẻ, khi đứng lên, tim và mạch máu sẽ đáp ứng để đem đủ máu đến não kịp thời, còn ở người cao tuổi, đáp ứng này chậm hơn, khiến cho người lớn tuổi nếu đang ngồi hay nằm mà đứng lên bất thình lình, sẽ dễ bị chóng mặt, xây xẩm, do máu lên não không kịp, khiến dễ bị té.
- Người cao tuổi thường hay bị nhiều bệnh hơn như cao huyết áp, cườm mắt, lãng tai, mất ngủ, đau khớp, vân vân. Càng nhiều vấn đề thì càng dễ bị té hơn. Vì thị giác, thính giác, sự cân bằng, mạnh khỏe của khớp, sức khỏe nói chung đều góp phần vào sự thăng bằng của cơ thể khi di chuyển.
- Thuốc men là một yếu tố rất quan trọng.. Vì thuốc nào cũng có các tác dụng phụ, càng dùng nhiều thuốc thì càng nhiều tác dụng phụ. Các tác dụng phụ làm cho té là do gây ra chóng mặt, tuột huyết áp, buồn ngủ, mất ngủ,vân vân. Dĩ nhiên, là nếu có bệnh thì phải uống thuốc đều đặn và đúng liều, thế nhưng cần phải cẩn thận hơn, và tránh dùng những thuốc không cần thiết.
- Các yếu tố môi trường rất quan trọng, vì người già không phản ứng nhanh như lúc còn trẻ, do đó những chuyện có vẻ nhỏ nhặt như thảm bị lỏng, mang giày không chặt, bàn cầu thấp làm đứng lên khó khăn mà không có tay vịn, sàn nhà trơn,... tất cả đều có thể nguy hiểm.

Các yếu tố nguy cơ có thể chia ra một cách đơn giản là yếu tố bên trong và bên ngoài

Các yếu tố nguy cơ bên trong làm cho ta dễ bị té là:

- Các tổn thương của các giác quan như là tai nghểnh ngãng, mắt mờ, rối loạn về thăng bằng (cũng là một chức năng của tai).
- Các tổn thương về nhận thức như là chứng lãng trí.
- Các rối loạn về tâm lý như lo lắng, trầm cảm.
- Các bệnh về xương khớp.
- Các bệnh tim mạch (như cao huyết áp) và chuyển hóa (như tiểu đường, bệnh của tuyến giáp trạng).
- Các bệnh của bàn chân như bị u chai ở bàn chân (bunions) hoặc các biến dạng khác.

Các yếu tố bên ngoài có thể gồm:

- Thuốc men
- Các nguy hiểm trong nhà như thang lầu (xuống thang thường dễ bị té hơn lên thang), thiếu ánh sáng, giày không vừa, sàn nhà trơn, không có các thanh giữ an toàn trong nhà tắm và nhà cầu, thảm lỏng lẻo, dây điện vướng chân, vân vân
- Các nguy hiểm ngoài đường như đường trơn, lề đường không bằng phẳng,...
Ðã biết các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ, ta có thể phòng ngừa bằng cách tránh hoặc sửa chữa, điều trị các yếu tố đó. Chúng ta nên rà soát lại để xem mình có những yếu tố nguy cơ nào.
- Có bị bệnh về mắt, tai, khớp... không và đã điều trị đúng mức chưa.
- Thuốc men đã dùng đủ và đúng chưa, có thuốc gì không cần thiết không, ngay cả các thuốc mua không cần toa bác sĩ. Nên thảo luận với bác sĩ để uống thuốc hoặc ngưng thuốc, không nên tự ý. (Các thuốc trị các bệnh kinh niên như cao huyết áp, tiểu đường là các thuốc phải uống thường xuyên, nếu không sẽ có các biến chứng rất nguy hiểm). Ðiều quan trọng là nếu cần thì phải dùng đúng, nếu không cần thì không lạm dụng.
- Sự an toàn trong nhà cũng là điều cần chú ý. Những điều này không tốn kém gì nhiều và cũng không mất thì giờ gì nhiều. Bị gãy xương hoặc các biến chứng nặng hơn vì những điều không đáng là chuyện không nên để xảy ra..
- Tập thể dục đều đặn vừa sức.
- Nếu đi không vững thì dùng gậy chống là điều nên làm, không nên mắc cỡ đến nỗi không dám ra đường.
- Nên nhớ là nếu vì sợ té mà không dám nhúc nhích, hoạt động gì cả, thì còn tệ hơn là bị té. Cái chính là phải có cố gắng vận động vừa sức và thường xuyên.
Có một phương pháp rất đơn giản nhưng đã được chứng minh là đã góp phần làm giảm tỉ lệ người cao tuổi bị té ngã rất nhiều, đó là thực hiện ba chậm (hay là ba cái nửa phút) cho người cao tuổi, đặc biệt là khi thức dậy ban đêm. Ba cái nửa phút đó là:
- Khi mới thức dậy thì nằm yên khoảng nửa phút cho tỉnh táo hẳn, sau đó
- Ngồi dậy nửa phút trên giường cho tỉnh thêm và có thì giờ để máu lên não, sau đó mới
- Bỏ chân xuống giường, chờ thêm nửa phút để máu bơm lên não thật đủ và tỉnh thêm. Khi đã tỉnh táo hẳn, không thấy chóng mặt mới bắt đầu di chuyển. (Nhớ bật đèn cho đủ sáng. Và cũng không nên chờ đến lúc "sắp tè ra quần" mới chịu dậy).
Làm đúng như vậy, không tốn đồng cắc nào, cũng không mất nhiều thì giờ hay công sức gì cả, nhưng đã giúp làm giảm tỉ lệ bị té ngã rất nhiều.
Hi vọng đã giúp ông và bà các ý kiến thiết thực để giúp người nhà và tự bản thân mình không bao giờ bị té ngã một cách đáng tiếc.
Thân mến,
Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng

(714) 531-7930

nguyentranhoang@aol.com
From: "Vu, Antoine" AVu@santa-ana.org
Tuesday, July 8, 2008 1:11 PM
Về Đầu Trang Go down
https://huynhde-cuunlgiuse.forumvi.com/forum.htm
 
Té ngã ở người cao tuổi.
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
KÍNH CHÀO QUÝ CHA,QUÝ THẦY, QUÍ HUYNH ĐỆ, QUÍ ÂN THÂN NHÂN :: PHÒNG Y TẾ-
Chuyển đến